Visa kỹ năng đặc định và những điều cần biết

1.    Khái niệm

  • Visa kỹ năng đặc định hay còn được gọi là Tokutei Ginou (特定技能) là loại visa mới cho lao động người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, người lao động có cơ hội được làm việc dài hạn ở Nhật với mức thu nhập cao hơn cùng với chế độ đãi ngộ tốt hơn.
  • Visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại:
    • Visa kỹ năng đặc định loại 1(特定技能1号)
    • Visa kỹ năng đặc định loại 2 (特定技能2号)

1.1.    Thực tập sinh kỹ năng số 1 - Visa kỹ năng đặc định loại 1:

a)    Khái niệm:

Là một phần của chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có thời hạn 3 năm thường chia làm 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu gọi là chương trình thực tập sinh số 1 kéo dài trong 1 năm.
  • Giai đoạn sau gọi là chương trình thực tập sinh số 2 kéo dài trong hai năm cuối (năm thứ hai và năm thứ 3).

b)    Đặc điểm:

  • Thời gian: 1 năm hoặc kéo dài lâu hơn
  • Sau khi hết 1 năm phải thi kiểm tra tay nghề để chuyển sang chương trình thực tập sinh số 2.
  • Mức lương: thấp hơn chương trình thực tập số 2 và số 3.
  • Công việc: thường đơn giản và không yêu cầu quá cao.
  • Chú trọng cho thực tập sinh làm quen với công ty và học việc.

1.2.    Thực tập sinh kỹ năng số 2 - Visa kỹ năng đặc định loại 2:

a)    Khái niệm:

Là một phần trong chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Đối với những lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có thời hạn từ 3 năm trở lên mới có chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2. Chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 kéo dài trong hai năm thường là năm thứ 2 và năm thứ 3.

b)    Đặc điểm:

  • Cần thi đạt tay nghề trong kỳ kiểm tra tay nghề.
  • Thời gian: 2 năm (năm thứ 2 và năm thứ 3)
  • Mức lương: cao hơn chương trình thực tập sinh số 1
  • Công việc: khó và chuyên sâu hơn
  • Sau khi kết thúc chương trình phải thi lấy chứng chỉ chứng nhận tay nghề để đủ điều kiện chuyển sang chương trình thực tập sinh số 3

2.    Đối tượng và điều kiện tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định

  • Về kỳ thi tiếng Nhật: chỉ được tham gia kỳ thi JLPT (các kỳ thi Nat-test, Top J, J Test: không được áp dụng)
  • Về thi kỹ năng: không phải các ngành nghề đều có kỳ thi kỹ năng này, một số ngành chỉ cần thi tiếng Nhật là đủ. Kỳ thi kỹ năng này về cơ bản có mức độ khó tương đương với thi kỹ năng của chương trình thực tập sinh.

2.1.    Du học sinh: cần chứng chỉ nghề của ngành muốn chuyển đổi visa và chứng chỉ tiếng Nhật từ N4 trở lên.

2.2.    Thực tập sinh kỹ năng số 2: các bạn đã hoàn thành xong chương trình thực tập sinh số 2 (hoàn thành 3 năm thực tập sinh)

  • Đối với thực tập sinh muốn chuyển sang Tokutei Ginou cũng ngành đã làm: 
    • Chứng chỉ hoàn thành thực tập sinh kỹ năng số 2
    • Chứng chỉ nghề
    • Chứng chỉ N4 (được miễn khi hoàn thành 3 năm thực tập sinh)
  • Đối với thực tập sinh muốn chuyển sang Tokutei Ginou khác ngành đã làm:
    • Chứng chỉ hoàn thành thực tập sinh kỹ năng số 2
    • Chứng chỉ nghề ngành muốn chuyển
    • Chứng chỉ N4 (được miễn khi hoàn thành 3 năm thực tập sinh)

2.3.    Thực tập sinh đã về nước

  • Trường hợp đi lại cùng ngành nghề: được miễn 2 kỳ thi chứng chỉ nghề và chứng chỉ tiếng Nhật 
  • Trường hợp đi khác ngành nghề: chỉ cần thi chứng chỉ nghề, kỳ thi tiếng không phải thi 

3.    Thời gian làm việc

  • Sau khi kết thúc loại 1 thì có thể chuyển sang loại 2 (tương tự như chuyển giai đoạn của chương trình thực tập sinh).
  • Điểm khác nhau:
    • Loại 1: không bảo lãnh được gia đình
    • Loại 2: bảo lãnh được gia đình. Vì vậy khi chuyển giai đoạn sang loại 2 thì loại này giống như visa lao động (tiếng Nhật gọi là 技術人文知識国際業務 mà người Việt hay gọi là visa kỹ sư)
  • Sau khi chuyển sang loại 2 các bạn có đủ điều kiện xét vĩnh trú.

4.    Mức lương

Đối với những lao động được cấp Visa Tokutei Ginou (Kỹ năng đặc định) sẽ được hưởng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu của người Nhật. Tùy vào địa điểm làm việc, vị trí công việc, …sẽ có mức lương cơ bản khác nhau.

5.    Các ngành nghề được áp dụng

Không phải tất cả các ngành nghề đều được áp dụng, chỉ áp dụng đối với những ngành nghề được đề cập dưới đây.

  • Loại 1: chỉ áp dụng cho 14 ngành nghề:
    • Điều dưỡng
    • Ẩm thực
    • Xây dựng
    • Vệ sinh nhà cao tầng
    • Sản xuất thực phẩm
    • Khách sạn
    • Nông nghiệp
    • Đóng tàu
    • Ngư nghiệp
    • Bảo dưỡng ô tô
    • Chế tạo máy (cơ khí)
    • Sản xuất linh kiện điện tử
    • Hàng không…
  • Loại 2:
    • Xây dựng
    • Đóng tàu
    • Bảo dưỡng ô tô
    • Hàng không
    • Khách sạn

6.    Sự khác nhau giữa visa đặc định và visa thực tập sinh Nhật Bản

6.1.    Mục đích visa

  • Mục đích chính của visa thực tập sinh kỹ năng là 国際貢献 (đóng góp cho quốc tế), theo đó, các thực tập sinh sẽ sang Nhật làm việc với mục đích là học hỏi các kĩ thuật tiên tiến của Nhật, sau đó đem về áp dụng để giúp phát triển nền kinh tế nước nhà. Do đó, không được coi là một hình thức tuyển lao động vì vậy các doanh nghiệp Nhật không thể kì vọng để giúp bổ sung cho sự thiếu hụt lao động của mình.
  • Ngược lại, visa kỹ năng đặc định 特定技能 có mục đích ban đầu hết sức rõ ràng, đó là giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động của Nhật Bản. Có nghĩa là nó không phải là chế độ vì nước bạn nữa, mà là một chế độ vì Nhật Bản.

6.2.    Quốc tịch của lao động

  • Thực tập sinh kỹ năng: Hiện nay chính phủ Nhật mới chỉ tiếp nhận từ 15 nước có kí hiệp định với Nhật, bao gồm các nước: Ấn Độ, Indonesia, Uzebekistan, Campuchia, Srilanka, Thái, Trung Quốc, Nepal, Bangladesh, Philipin, Peru, Myanmar, Mông Cổ, Lào và Việt Nam.
  • Visa kỹ năng đặc định: có thể tiếp nhận lao động từ bất kỳ nước nào. 

6.3.    Các bên liên quan

Bởi visa kỹ năng đặc định là visa lao động, do đó nên các bên liên quan chỉ bao gồm 2 bên là người lao động và công ty tiếp nhận có kí kết với nhau hợp đồng lao động. Để hỗ trợ cuộc sống của lao động nước ngoài, các công ty tiếp nhận có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ của các cơ quan hỗ trợ (登録支援機関) hoặc tự mình làm.

Bài viết liên quan