Những hành trang cần thiết chuẩn bị khi đi du học Nhật Bản

  1. Hành lý: nếu đi bằng hãng hàng không Vietnam Airline
  • 40 kg hành lý ký gửi, mỗi valy không đượt vượt quá 32 kg.
  • 7 kg hành lý xách tay.
  1. Quần áo và đồ cá nhân:

- Quần áo ấm: cần có nhưng không cần mang nhiều vì ở Nhật cũng có bán, vừa nhẹ và ấm hơn ở Việt Nam, nên chuẩn bị 1 áo ấm thích hợp cho thời tiết 15 – 20 độ, và 1 áo ấm cho nhiệt độ thấp hơn.

- Quần áo mặc: mang nhiều quần áo mặc đi học (quần tây, quần jean, áo thun, áo sơ mi, áo khoác mỏng…).

- Tất, giầy dép mang vừa đủ. Nên mang giầy thể thao, giầy bệt vì ở Nhật sẽ đi bộ nhiều. Nên mang theo 1 đôi giày phong cách công sở, 1 đôi giày mang đi học thường ngày và 1 đôi dép đi ở nhà.

- Chuẩn bị 1 bộ vest (váy nữ, quần âu nam tối màu) dùng khi khai giảng hoặc xin đi làm thêm, nếu gia đình có điều kiện thì các bạn nữ có thể mang theo áo dài dùng khi khai giảng hoặc chương trình giao lưu văn hóa ở trường.

- Kem đánh răng, bàn chải, gương lược... có thể mang hoặc có thể sang Nhật để mua tại cửa hàng 100 yên 

- Khăn tắm, khăn mặt mang vừa đủ

- Không nên mang các đồ vật sắc nhọn, chất lỏng (nước mắm, nước tương gói kỹ trong giấy bạc).

- Lưu ý không để đồ quan trọng như tiền, giấy tờ trong hành lý ký gửi 

2. Giấy tờ:

- Hộ chiếu

- Vé máy bay

- Thư mời nhập học

- Giấy xác nhận tư cách lưu trú

- Ảnh 3x4, 4.5 x 4.5 và 4x6 nên mang nhiều vì sẽ cần để làm các thủ tục giấy tờ hoặc đi làm thêm... nên scan gửi vào mail để khi cần có thể đem đi rửa ảnh mà không cần chụp lại. Ở Nhât chụp ảnh lấy ngay khá là đắt.

4. Thuốc:

- Thuốc cảm cúm, đau đầu, đau bụng, thuốc đường ruột, thuốc dị ứng, dầu gió… nên mang đủ dùng cho 2-3 tháng

5. Đồ ăn, đồ uống:

- Nên mang đồ khô sang vì sẽ để được lâu: như tôm khô, cá khô, chà bông ( ruốc) à tốt nhất nên mua loại hút chân không gói ½ kg để dành dùng lâu.

- Mỳ tôm: còn dư hành lý thì cứ mang nhiều.

- Các loại gia vị nói chung (tỏi, hành khô, bột nêm knor, ớt khô…): ở Nhật có nhưng đắt, nếu dư kg hành lý thì có thể mang theo.

6. Từ điển, giấy bút:

- Nên mang từ điển giấy theo, nếu có từ điển điện tử thêm thì càng tốt

- Nên mang vài cây bút, vài quyển vở thường và vở ô ly để luyện chữ, vài cuốn sổ nhỏ để ghi những điều cần thiết.

7. Đồ điện:

- Máy tính xách tay: nếu có thì nên mang theo và nên mang theo ổ cắm chân vuông.

- Điện thoại: nếu có các dòng điện thoại phiên bản quốc tế thì có thể mang theo.

- Đồ điện gia dụng (nồi cơm điện, bếp ga…): không nên mang theo, rất dễ mua ở Nhật.

8. Tiền:

Tùy vào khả năng tài chính của mỗi du học sinh và các khoản đã nộp (tiền nhà 3 tháng hoặc 6 tháng), nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 300,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).

Tóm lại những thứ cơ bản nên mang theo là:

 Bắt buộc: Hộ chiếu, vé máy bay
– Ảnh 3×4, 4×6 đủ nhiều (vài chục tấm)
– Máy tính xách tay (đã cài đầy đủ Window), một USB
– Áo rét: 1 cái, áo khoác mỏng: 2-3 cái, áo thun: 5-6 cái, áo sơ mi (1 cái mặc cho trang trọng), quần tây (1 cái), giầy tây (1 đôi), quần jean (2 cái), quần lửng (1-2 cái), quần lót (đủ xài cả tuần), vớ (4-5 đôi)
– Bàn chải, tuýp kem đánh răng nhỏ, chai dầu gội nhỏ, chai sữa tắm nhỏ, khăn mặt (vài cái), khăn tắm
– Giày (1-2 đôi chắc vừa), dép tông
– Từ điển Nhật-Việt-Anh, kim từ điển (nếu có), sổ tay, cây viết
– Mỳ gói, nửa ký chà bông, 1  tô có nắp, 1 đôi đũa, 1 thìa.
– Vitamin C, thuốc cảm cúm, ho, đường ruột, chai dầu nóng…
– Tiền: 100.000 yên – 300.000 yên

Bài viết liên quan